Các mô hình phân phối trong chuỗi cung ứng

Trong chuỗi cung ứng, việc phân phối là yếu tố chính tác động đến tổng lợi nhuận vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí và trải nghiệm của khách hàng. Có hai vấn đề cần xem xét khi mô tả một mô hình phân phối từ đơn vị sản xuất đến người dùng cuối, đó là: liệu sản phẩm có được giao đến nơi khách hàng yêu cầu hay khách hàng sẽ đến mua sản phẩm từ nhà phân phối; hay liệu sản phẩm có phân phối qua trung gian? Dựa trên sự kết hợp của các tùy chọn của hai vấn đề kể trên, sẽ có 6 mô hình phân phối hàng hóa như sau.

Nhà sản xuất lưu trữ và phân phối trực tiếp
 
Ưu điểm lớn nhất của việc phân phối không bán lẻ là có thể tập trung các yêu cầu từ các đơn hàng khác nhau, đảm bảo tính sẵn có và phạm vi sản phẩm cao từ nhà sản xuất. Mô hình này cung cấp dịch vụ giao hàng tốt vì sản phẩm được giao đến nơi khách yêu cầu, tiết kiệm chi phí lưu trữ và giảm đáng kể chi phí xử lý tại các cửa hàng bán lẻ. Bên cạnh đó, mô hình này giúp các nhà sản xuất duy trì lượng sản phẩm tồn kho thấp bằng cách trì hoãn cá nhân hóa sản phẩm cho đến khi sản phẩm được hoàn thiện và hàng được giao đi.
 
Tuy nhiên, thời gian thực hiện đơn hàng theo mô hình này thường lâu do khoảng thời gian giao hàng tương đối dài từ phía nhà sản xuất đến tay khách hàng. Bên cạnh đó, khi một đơn đặt hàng chứa các sản phẩm từ các nhà sản xuất khác nhau sẽ bị chia nhỏ để giao hàng từng phần, làm tăng chi phí trong khi làm giảm trải nghiệm của khách hàng.
 
Chi phí cho việc thu hồi sản phẩm cũng khá cao do sự tham gia của nhiều nhà sản xuất. Hơn nữa, mô hình này cần một cơ sở hạ tầng thông tin tốt cho các đơn vị bán lẻ để cung cấp cho khách hàng thông tin kịp thời của sản phẩm ngay cả khi sản phẩm đang được lưu trữ tại nơi sản xuất. Khách hàng cũng cần được đảm bảo việc theo dõi đơn hàng và xử lý hàng tại nơi sản xuất, trong khi yêu cầu đơn hàng lúc đầu được tiếp nhận bởi nhà bán lẻ.


 
Nhà sản xuất lưu trữ và giao hàng thông qua trung tâm hợp nhất
 
Trong mô hình này, các nhà sản xuất gửi sản phẩm đến một trung tâm hợp nhất, được vận hành bởi các nhà bán lẻ hoặc nhà thầu từ bên thứ ba. Sau đó, các nhà bán lẻ sử dụng phương tiện giao hàng riêng hoặc của bên thứ ba để giao sản phẩm cho người dùng cuối.
 
Khả năng tập trung hóa hàng hóa và trì hoãn đơn hàng là một lợi thế đáng kể của mô hình này. Tuy nhiên, tổng chi phí cho đầu tư cơ sở hạ tầng và xử lý toàn bộ chuỗi sẽ tăng lên, trong khi chi phí giao hàng lại thấp hơn. Mô hình này đòi hỏi việc đầu tư cao hơn cho hệ thống thông tin và yêu cầu các nhà bán lẻ, nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ hợp tác chặt chẽ để đảm bảo khả năng theo dõi đơn hàng. Thời gian hoàn thiện đơn hàng có thể lâu hơn khi so sánh với phương pháp đầu tiên do việc chờ hợp nhất, nhưng bù lại, trải nghiệm của khách hàng sẽ tốt hơn. Vấn đề thu hồi sản phẩm trong chuỗi cung ứng này cũng tốn kém hơn và khó thực hiện hơn so với mô hình đầu tiên.
 
Mô hình này thường phù hợp với các sản phẩm có nhu cầu thấp, nhưng giá trị cao và được phân phối thông qua các nhà bán lẻ.
 
Nhà phân phối lưu trữ và giao hàng trọn gói
 
Trong mô hình này, các nhà phân phối hoặc nhà bán lẻ sẽ lưu trữ sản phẩm và giao hàng trực tiếp từ địa điểm của họ cho khách hàng thông qua giao hàng trọn gói. Việc lưu trữ tại các trung tâm phân phối không phù hợp cho các sản phẩm di chuyển quá chậm.
Khối lượng hàng hóa các nhà phân phối lưu trữ được thường thấp hơn các nhà sản xuất, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với các nhà bán lẻ. Chi phí giao hàng thấp hơn nhờ lợi thế kích thước lô hàng lớn. Việc trì hoãn trong khâu hoàn thiện sản phẩm là điều có thể xảy ra trong mô hình này, nhưng nó đòi hỏi kho hàng phải có khả năng đóng gói. Ngoài ra, chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng cao hơn, nhưng chi phí bảo trì và xử lý lại tương tự như lưu trữ tại nơi sản xuất. Ngược lại, cơ sở hạ tầng thông tin ít phức tạp hơn khi so sánh với mô hình lưu trữ tại nơi sản xuất. 
 
Khả năng theo dõi đơn hàng theo thời gian thực giữa khách hàng và kho hàng là rất cần thiết, nhưng không cần giữa khách hàng và nhà sản xuất; đồng thời, khả năng theo dõi đơn hàng giữa nhà phân phối và nhà sản xuất có thể hoạt động với chi phí thấp. Thời gian hoàn thiện đơn hàng trong mô hình này tốt hơn so với mô hình lưu trữ tại nơi sản xuất, bởi vì kho hàng của nhà phân phối thường gần khách hàng hơn và tất cả các đơn hàng được hợp nhất tại kho trước khi giao hàng. Khả năng thu hồi sản phẩm cũng tốt hơn vì các sản phẩm bị thu hồi có thể được xử lý ngay tại kho thay vì việc gửi đến nhà sản xuất.
 
Nhà phân phối lưu trữ và giao hàng tận nơi
 
Mô hình này phù hợp với các sản phẩm cần giao hàng nhanh và được đóng gói bởi các nhà phân phối/nhà bán lẻ, lưu trữ và giao hàng đến người dùng cuối tại địa điểm được chỉ định. Giao hàng tận nơi yêu cầu kho hàng của nhà phân phối được đặt gần khách hàng và có thể tăng số lượng khi cần thiết. Đây là mô hình có khối lượng hàng hóa và chi phí giao hàng cao nhất do khả năng hợp nhất sản phẩm thấp. Tuy nhiên, trong một thị trường với nhu cầu sản phẩm cao, chi phí giao hàng có thể thấp hơn hoặc trở thành chi phí mà khách hàng sẵn sàng trả cho việc giao hàng tận nơi. Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng và xử lý đơn hàng cũng rất cao. Thông tin đặt hàng tương tự như mô hình phân phối trọn gói nhưng yêu cầu rõ ràng hơn về lịch giao hàng, cũng như tính năng theo dõi đơn hàng để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong lần giao hàng.
 
Mô hình này có thời gian hoàn thiện đơn hàng nhanh hơn, nhưng độ đa dạng sản phẩm thường thấp hơn khi so sánh với mô hình giao hàng trọn gói. Trải nghiệm của khách hàng thường rất tốt, đặc biệt đối với các sản phẩm kích thước cồng kềnh. So với tất cả các mô hình nêu trên, khả năng thu hồi sản phẩm của mô hình giao hàng tận nơi là tốt nhất vì các đơn vị bán lẻ có thể thu hồi sản phẩm từ khách hàng ngay sau khi giao hàng.
 
Nhà sản xuất/Nhà phân phối lưu trữ và khách hàng đến nhận sản phẩm
 
Trong mô hình này, hàng được lưu tại kho của nhà sản xuất/nhà phân phối, nhưng khách hàng đặt hàng trực tuyến và sau đó đến một địa điểm được chỉ định để nhận sản phẩm.
 
Chi phí hàng hóa trong mô hình này có thể được giữ ở mức thấp cho các đơn vị sản xuất/phân phối. Chi phí giao hàng cũng thấp hơn bất kỳ mô hình phân phối nào, thông qua việc sử dụng đơn vị vận tải nguyên xe và tích hợp các đơn giao hàng khác nhau nhưng giao đến chung một địa điểm. Tuy nhiên, chi phí cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng tương đối cao nếu đó là địa điểm nhận hàng mới. Do đó, mô hình này hoạt động hiệu quả nhất nếu có thể sử dụng các cửa hàng tạp hóa/cửa hàng tiện lợi hiện có để làm địa điểm lấy hàng, từ đó giảm chi phí đầu tư cho chuỗi cung ứng đồng thời tăng tính kinh tế của mạng lưới hiện có. Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi một cơ sở hạ tầng thông tin tốt và sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị bán lẻ, hàng hóa và địa điểm để cung cấp tiến trình theo dõi đơn hàng cho khách.
 
Nhà bán lẻ lưu trữ, khách đến lấy hàng
 
Trong mô hình này, các nhà bán lẻ lưu trữ hàng tại không gian riêng của mình; khách đến thẳng nhà bán lẻ để mua hoặc lấy hàng đã đặt trực tuyến. Điều này làm tăng chi phí trong việc tích hợp giao nhận sản phẩm. Tuy nhiên, với các sản phẩm cần mua nhanh, tỷ suất lợi nhuận vẫn có thể tăng ngay cả khi yêu cầu hàng hóa tức thì. Chi phí giao hàng thấp hơn nhiều so với các mô hình khác vì chi phí vận chuyển thấp có thể được áp dụng cho các nhà bán lẻ. Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng khá cao do yêu cầu có nhiều cửa hàng bán lẻ tại địa phương. Đối với các đơn hàng khách ghé cửa hàng để mua, chỉ cần cơ sở hạ tầng thông tin tối thiểu, nhưng đối với đơn hàng trực tuyến, cần có cơ sở hạ tầng thông tin tốt để cung cấp khả năng theo dõi đơn hàng cho đến khi khách nhận được sản phẩm.
 
Thời gian hoàn thiện đơn hàng rất nhanh nhờ vào hàng hóa tại chỗ, nhưng điều này ngược lại cũng làm tăng chi phí cho việc lưu trữ hàng hóa. Mức độ đa dạng mẫu mã của hàng hóa trong mô hình này cũng thấp hơn so với các mô hình khác. Khả năng thu hồi sản phẩm tương đối tốt vì các sản phẩm cần thu hồi có thể được xử lý ngay tại cửa hàng. Mô hình này được xem là phù hợp nhất cho các sản phẩm cần mua nhanh hoặc khi khách muốn đáp ứng nhanh.
 
Về ITL
 
ITL là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ kho bãi hàng đầu Việt Nam, đây là nền tảng cốt lỗi cho các giải pháp quản lý chuỗi cung ứng của chúng tôi. Chúng tôi khai thác trên 300,000m2 diện tích kho bãi theo tiêu chuẩn Quốc tế trải khắp từ Bắc đến Nam. Ngoài ra, chúng tôi có hệ thống quản lý kho (WMS) được thiết lập với tiêu chí phù hợp với yêu cầu riêng của từng khách hàng và mang tính linh hoạt cao, hệ thống cho phép sửa đổi đáp ứng nhu cầu khác nhau của mỗi khách hàng bao gồm lưu trữ thông tin sản phẩm và quản lý hàng tồn kho.
 
 ITL có khả năng cung cấp gói dịch vụ tích hợp với đầy đủ tính năng như quản lý kho hàng, thủ tục hải quan, các dịch vụ phân phối và vận chuyển, nhiều dịch vụ logistics phụ kèm theo dựa trên nhu cầu của khách hàng.