ITL - Dịch Vụ Vận Chuyển Đường Sắt Bắc Nam

Ngành vận tải đường sắt đóng một vai trò quan trọng với nhiều quốc gia trên thế giới, đây được xem là xương sống của cơ sở hạ tầng giao thông và là yếu tố quan trọng của ngành Logistics. Tuy nhiên ở Việt Nam, vận tải đường sắt vẫn còn tồn động nhiều hạn chế, thậm chí chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế và đang mất dần vai trò cũng như vị thế của mình.


Ngành vận tải đường sắt đóng một vai trò quan trọng với nhiều quốc gia trên thế giới
 
Vận tải đường sắt vẫn là một phần không thể thiếu đối với hệ thống cơ sở hạ tầng của ngành Logistics Việt Nam. Bên cạnh những lợi thế nhất định như luôn được đánh giá là có độ tin cậy và an toàn cao, ít bị tác động bởi thời tiết, chi phí rẻ và khối lượng vận tải lớn, nếu tính giá vận chuyển đơn thuần cho đơn giá 1 tấn hàng/km thì giá vận tải đường sắt chỉ bằng khoảng 60-75% giá vận tải đường bộ. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, vận tải đường sắt chưa được khai thác tối đa lợi thế của mình, trong đó phải kể tới mức độ đầu tư về cơ sở hạ tầng chưa tương xứng, đặc biệt là sự linh hoạt của ngành đường sắt yếu hơn vận tải đường bộ, vì tàu hỏa không thể cung cấp dịch vụ đến một địa điểm bất kỳ mà chỉ có thể vận chuyển hành khách, hàng hóa từ ga đến ga và đi, đến theo lịch trình cố định.

Vì vậy, để khai thác lợi thế của vận tải đường sắt, phục vụ đắc lực vào cơ sở hạ tầng của Logistics Việt Nam, đường sắt phải được khai thác sử dụng dưới dạng vận tải đa phương thức, đặc biệt tuyến đường sắt Bắc Nam phải được kết nối với các phương thức vận tải khác như đường bộ, đường biển, đường sông, đường hàng không.
Trong thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ thực hiện một số giải pháp nhằm tăng cường kết nối với cảng biển, hàng không, đường bộ và các phương thức vận tải khác góp phần giảm chi phí vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, do nguồn vốn trung hạn 2016-2020 bố trí cho lĩnh vực đường sắt rất hạn hẹp, đề xuất việc kết nối kết cấu hạ tầng đường sắt với đầu mối hàng hóa cũng như các phương thức vận tải khác cần ưu tiên xem xét một số hành lang vận tải quan trọng, trong đó có vận chuyển đường sắt Bắc Nam và một số tuyến phía Bắc như Hà Nội-Đồng Đăng, Hà Nội-Hải Phòng, Yên Viên-Lào Cai.

Vậy để phát triển Logistics đường sắt, phát huy được vai trò kết nối của đường sắt với các khu vực kinh tế, trong thời gian tới ngành đường sắt phải tập trung giải quyết cùng lúc hai vấn đề là kết nối cứng (hạ tầng) và kết nối mềm (tổ chức vận tải). Trong mạng lưới đường sắt hiện hữu, cần tập trung hai hành lang vận tải quan trọng là Bắc-Nam và Hải Phòng-Hà Nội-Lào Cai. Cụ thể, đối với khu vực một số ga trọng điểm cần thực hiện đầu tư nâng cấp hệ thống kho, bãi hàng tại các ga này để tăng cường kết nối với đường bộ, phục vụ vận chuyển hàng rời (gỗ, thạch cao…) và tiến tới vận chuyển hàng container đi xuyên Việt.

Trong những năm qua, các phương thức vận tải như đường bộ, đường biển, hàng không thường được chú trọng đầu tư hơn phương thức vận tải đường sắt. Ngoài ra, việc huy động đầu tư theo hình thức xã hội hóa vào ngành này cũng rất khó khăn và đây đang là nút thắt được ngành giao thông tập trung tháo gỡ.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, nhu cầu nguồn vốn đầu tư cho phát triển đường sắt rất lớn, tuy nhiên hiện tại vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng kịp thời được mức độ tăng trưởng cũng như cơ sở hạ tầng dành cho ngành vận tải đường sắt. Hàng năm, nguồn vốn sự nghiệp kinh tế được cấp để tu bổ, bảo trì hệ thống đường sắt cũng gặp nhiều khó khăn, chỉ đạt hơn 30% nhu cầu thực tế. Chính vì vậy, hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt đang xuống cấp và bị thu hẹp. Cộng với công nghệ khai thác lạc hậu, dịch vụ yếu đã làm sức cạnh tranh của vận tải đường sắt không thể phát huy hết được sức mạnh tiềm năng của mình.

Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), vốn ngân sách nhà nước cấp cho VNR để bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt bình quân hàng năm khoảng 2.000 tỷ đồng, trong khi nếu tính đúng, tính đủ theo định mức kinh tế kỹ thuật, hàng năm cần đến 7.000 tỷ đồng. Đó là chưa kể nhiều công trình sửa chữa lớn, khẩn cấp hay sửa chữa, gia cố đảm bảo an toàn cũng trích ra từ khoản vốn này.
 

Việc đầu tư hạ tầng đường sắt ở thời điểm hiện tại là rất cấp thiết
 
Theo ý kiến của các chuyên gia giao thông, việc đầu tư hạ tầng đường sắt ở thời điểm hiện tại là rất cấp thiết. Để có thể “tạo lực” cho đường sắt phát triển thì đầu tư cho đường sắt cần phải tăng lên. Muốn vậy, nguồn lực của Nhà nước cũng phải tăng lên để có thể trích đầu tư nhiều hơn cho hạ tầng đường sắt.

Với những cơ hội như vậy, chắc hẳn các công ty sản xuất, các công ty OEM và các nhà cung cấp dịch vụ Logistics sẽ tập trung vào phương thức vận tải này trong những năm tới. Hiện nay, công ty ITL chúng tôi đã đầu tư và vận hành ga đường sắt Yên Viên tại Hà Nội. Với ưu thế nổi bật này ITL cung cấp loại hình dịch vụ Logistics tốt nhất cho ngành đường sắt. Ngoài các mô hình truyền thống như dịch vụ vận chuyển đường sắt Bắc Nam và dịch vụ vận chuyển đường biển, ITL còn điều chỉnh và cung cấp các dịch vụ phụ kèm theo đó là thiết kế giải pháp cho các nhu cầu cụ thể của từng khách hàng như hàng hoá có giá trị cao, hàng nặng, hàng khẩn cấp và các dòng nguyên liệu cho sản xuất hoặc dự án. Thông qua hệ thống quản lý KPI, dịch vụ chăm sóc khách hàng và các ứng dụng giải pháp công nghệ (GPS, tin nhắn SMS). Công ty vận tải đường sắt ITL tự hào có thể cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt tốt nhất trên thị trường cho khách hàng.