Những Phát Triển Mới Về Dịch Vụ Hậu Cần Tích hợp Của ITL

Trước việc các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần hàng đầu trên thế giới hiện nay đang tập trung vào xu hướng công nghệ và các giải pháp về hậu cần thương mại điện tử (E-logistics) được xem sẽ là nền tảng quan trọng, vậy tương lai của lĩnh vực dịch vụ hậu cần tại Việt Nam sẽ như thế nào khi vẫn còn những hạn chế về cơ sở hạ tầng và khả năng kết nối.


Công nghệ và hậu cần thương mại điện tử đang là tương lai của ngành dịch vụ hậu cần
 
Tại thị trường Việt Nam, việc đầu tư và mở rộng quy mô về kho bãi lên đến hàng chục hecta với các tiêu chuẩn cao về phòng chống cháy nổ, thông gió, tiết kiệm năng lượng đang là xu hướng của các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần lớn. Những kho hàng này có số vốn đầu tư lên đến hàng triệu đô cùng những lộ trình dài hạn trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tích hợp công nghệ quản lý kho hàng tiên tiến, bên cạnh việc kết nối với các giải pháp và các loại hình phương thức vận tải để tạo thành một chuỗi cung ứng khép kín, một giải pháp hậu cần tích hợp để nâng tầm chất lượng sẽ không chỉ dừng lại ở dịch vụ kho bãi thuần túy, nó mang một định nghĩa thức thời hơn là Trung tâm phân phối Logistics. Mô hình này không mới nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về công nghệ, cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải tại Việt Nam, tuy nhiên đây là xu thế không thể tránh khỏi đối với hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần nếu như họ muốn hướng tới các mục tiêu xa hơn và dài hạn hơn để chiếm lĩnh thị trường.
 
Các chuyên gia trong ngành hậu cần nhận định: Thị trường Việt Nam trong 5 năm tới sẽ có những bước thay đổi đáng kể, khi nhu cầu mua sắm trực tuyến đang ngày một mở rộng và có sức ảnh hưởng hơn lên trên toàn bộ hành vi mua bán, giao nhận hàng hàng của cả người tiêu dùng lẫn các doanh nghiệp. Với lực lượng dân số trẻ, mức tăng trưởng của thị trường mua sắm trực tuyến bùng nổ và sự xuất hiện của các nền tảng tích hợp bán hàng đa kênh (Mạng xã hội, website, tìm kiếm google…). Đó sẽ là tiền đề để các doanh nghiệp đang tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa hướng đến việc số hóa quy trình vận hành của mình hoàn toàn trong một tương lai gần. Với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, đã mang đến cho các doanh nghiệp rất nhiều điều mới mẻ nhằm giúp họ thực hiện mục tiêu của mình một cách thực tế hơn.
 
Sức ảnh hưởng của Công nghệ và Hậu cần Thương mại điện tử 
 
Thiết bị di động đã trở thành một phần không thể thiếu trong thói quen người tiêu dùng. Những trải nghiệm mua sắm trực tuyến thông qua những cử chỉ chạm, vuốt và nhấp, bên cạnh việc các trang Thương mại điện tử ngày một tối ưu hóa hệ thống phân tích dữ liệu và hành vi của khách hàng tốt hơn, đã trực tiếp ảnh hưởng lớn đến phương thức bán hàng của các cửa hàng truyền thống. Các mô hình Thương mại điện tử hiện nay cũng đồng thời kết nối mật thiết hơn với các chuỗi cung ứng và giao nhận hàng hóa. Người tiêu dùng dần quen với việc trải nghiệm mua sắm được liền mạch và tức thời, chính điều này đã đặt ra những mục tiêu rất cụ thể cho các công nghệ tích hợp.
 
Tiến sĩ Robert McClelland, Trưởng khoa Quản trị tại Đại học RMIT Việt Nam cho biết: “Sự phân phối hàng hóa đã phát triển từ một quy trình dễ dàng lên kế hoạch và có thể dự đoán được, lên đến một mức độ dịch vụ và mô hình phân phối được cá nhân hóa hơn. Các trung tâm lưu trữ và kho hàng đã xuất hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho việc này. Tuy nhiên, những mô hình này đòi hỏi sự linh hoạt hơn về quy mô, dịch vụ và vị trí để đáp ứng nhu cầu trong thời gian ngắn nhất có thể.”
 
Công nghệ kết nối nhà sản xuất - kênh bán hàng - đơn vị giao nhận – khách hàng trở thành một quy trình liền mạch và chặt chẽ, khách hàng có thể theo dõi quy trình giao hàng ở bất cứ thời điểm nào một cách dễ dàng và nhanh chóng. Cùng với quy mô giao hàng phủ khắp Việt Nam, giao bất cứ đâu vào bất cứ thời gian nào, kiểm soát cả quy trình đổi trả hàng hóa trong trường hợp có vấn đề phát sinh. Có thể nói, nếu nhìn về phương diện tích cực thì những công nghệ kỹ thuật số được tích hợp trong ngành dịch vụ hậu cần đang giúp cho các nhà cung cấp cắt giảm một lượng tài nguyên rất lớn trong việc vận hành cả hệ thống dịch vụ hậu cần tích hợp, cũng như cắt giảm một lượng chi phí rất lớn từ con người và vận chuyển, cải thiện việc theo dõi lộ trình hàng hóa và đảm bảo tính an ninh cho hàng hóa xuyên biên giới.


Dịch vụ hậu cần tích hợp sẽ là xu thế phát triển của ngành dịch vụ hậu cần
 
Chiến lược mới
 
Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ mở ra một tương lai mới để ngành công nghiệp hậu cần của Việt Nam có thể nhảy vọt, đặc biệt với sự tăng trưởng của thị trường và các công ty khởi nghiệp sẽ là đòn bẩy để ngành dịch vụ hậu cần hoạt động với một công suất lớn hơn.
 
Tiến sĩ McClelland cho biết: “Công nghệ liên tục đưa ra những cách thức mới và sáng tạo để thay đổi cách con người làm việc, cung cấp cho chúng ta cơ hội để vượt lên trên các đối thủ của mình và có thể tăng thêm 5% hoặc 10% lợi nhuận. Đầu tư và triển khai phần mềm và phần cứng phù hợp có thể khiến các công ty hoạt động hiệu quả hơn. Nếu không hành động thì công ty của bạn có thể nhanh chóng bị chậm lại và thụt về phía sau”.
 
Để thích ứng với thị trường Việt Nam đang ngày một đổi mới và tập trung hơn về công nghệ, công ty ITL đã phát triển đội ngũ chuyên lập trình các ứng dụng phần mềm quản lý kho hàng, tích hợp trong những Trung tâm phân phối mới thành lập, cũng như đầu tư mạnh vào lĩnh vực hậu cần thương mại điện tử. Nhằm tối ưu hóa cả chất lượng, năng suất và tốc độ hoạt động trong khi giảm thiểu tất cả các thủ tục giấy tờ. Và tất cả những điều này được thực hiện với chi phí phù hợp tại Việt Nam.
 
Tuy nhiên cơ sở hạ tầng vẫn là điểm then chốt trong cả bức tranh thương mại sắp đến. Một lần nữa, cơ sở hạ tầng hậu cần của Việt Nam có thể đủ cho hiện tại, nhưng để tăng trưởng dài hạn, Việt Nam cần nhiều sự đầu tư hơn để thúc đẩy các ý tưởng tiến về phía trước.
 
Theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc về Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP), nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 đã được dự kiến ​​ở mức khoảng 24 tỷ USD; gần gấp đôi nhu cầu trong 5 năm trước. Đồng thời, một số các chuyên gia khác vẫn lạc quan về trọng tâm mà Chính phủ Việt Nam đang đặt ra để nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng của đất nước, với các dự án PPP trị giá 52 tỷ USD hiện đang được triển khai.
 
Dự án Đường cao tốc Bắc - Nam sắp tới sẽ đặc biệt hữu ích trong việc cắt giảm tắc nghẽn. Trong khi đó, về mặt pháp lý, Việt Nam phê chuẩn Hiệp định tích hợp và tiến bộ cho quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các thỏa thuận thương mại khác có nghĩa là chính phủ đang giải quyết các vấn đề như hải quan và sở hữu trí tuệ; những vấn đề cực kỳ quan trọng để đảm bảo Việt Nam có thể tiếp tục trở thành đối tác thương mại an toàn và đáng tin cậy.
 
Theo ITL